Các diễn biến quốc tế trước, trong và sau cuộc phong tỏa Trận_Leningrad

Thái độ của quân đội Phần Lan

Vào tháng 8, quân Phần Lan chiếm lại được eo đất Karelia, đe dọa Leningrad từ phía Bắc và nhanh chóng phát triển sang phía Đông Karelia của hồ Ladoga, tiến tới đe dọa Leningrad từ phía Đông. Thực tế, quân đội Phần Lan đã dừng tấn công tại biên giới cũ năm 1939. Trung tâm chỉ huy quân đội Phần Lan đã từ chối yêu cầu của quân Đức tấn công bằng không quân vào Leningrad và không có thêm bất cứ một sự đe dọa nào xuống phía Nam sông Svir trong việc chiếm lấy khu vực phía đông Karelia. Đến ngày 7 tháng 9, quân Phần Lan tiến tới cách Leningrad 160 km về phía Đông Bắc. Ở phía Nam, quân Đức đã chiếm được Tikhvin vào ngày 8 tháng 11, nhưng những nỗ lực của quân Đức trong tiến xa hơn về phía Bắc để hội quân với quân đội Phần Lan tại sông Svir đều thất bại.

Đến ngày 4 tháng 9, Thống chế Đức Quốc xã Alfred Jodl cố gắng thuyết phục tướng Carl Gustaf Emil Mannerheim tiếp tục cuộc chiến, nhưng nỗ lực này đã bị tướng Mannerheim từ chối. Sau chiến tranh cựu tổng thống của Phần Lan, Risto Ryti, đã phát biểu: "Vào ngày 24 tháng 8 năm 1941, tôi đã đến trung tâm chỉ huy của Thống chế Mannerheim. Người Đức đã yêu cầu chúng tôi băng qua biên giới cũ và tiếp tục tiến đến bao vây Leningrad. Tôi nói rằng Leningrad không phải là mục tiêu của chúng tôi và chúng tôi sẽ không tham gia vào cuộc chiến này. Mannerheim và bộ trưởng quốc phòng Waden đồng ý với tôi và từ chối yêu cầu của người Đức. Kết quả của sự từ chối này là quân Đức không thể tiến đến Leningrad từ phía Bắc..."

Tuy nhiên, quân đội Xô Viết không biết việc từ chối tham chiến mà Ryti và Mannerheim đã thông báo cho Đức Quốc xã. Vì thế, trong bất kỳ trường hợp nào, sự đe dọa về một cuộc tấn công của Phần Lan luôn làm khả năng phòng thủ của quân Xô Viết tại Leningrad bị phân tán. Chẳng hạn như vào thời đầu của cuộc phong toả, tư lệnh Phương diện quân M. M. Popov đã không thể chuyển lực lượng dự bị chống lại quân Đức vì phải duy trì Tập đoàn quân 23 tại vùng đệm phòng thủ eo đất Karelia. Mannerheim đã ra lệnh cho quân đội Phần Lan dừng tấn công vào ngày 31 tháng 8 khi họ tiến tới vùng đất ngang bằng với biên giới năm 1939 ở vị trí bờ biển của vịnh Phần Lanhồ Lagoda. Khi quân Phần Lan tiến tới vị trí này trong những ngày đầu tháng 9, tướng Popov nhận thấy rằng áp lực của quân Phần Lan đã giảm bớt nhanh chóng và đến ngày 5 tháng 9 thì 2 quân đoàn thuộc tập đoàn quân 23 được điều tới vùng giao chiến của quân Đức. Vào mùa hè năm 1942, một đơn vị hải quân của Phần Lan được thành lập và có nhiệm vụ tấn công vào các đơn vị tiếp viện hậu cần ở phía Nam hồ Lagoda với sự trợ giúp của quân ĐứcÝ. Sau sự kiện này, quân đội Phần Lan gần như không tham gia vào cuộc chiến Leningrad. Đến cuối năm 1944, Phần Lan đơn phương tuyên bố chấm dứt chiến tranh với Liên Xô.

Thái độ của các đồng minh chống phát xít

Dư luận các đồng minh của Liên Xô, đặc biệt là Anh và Mỹ đã tỏ ra lo lắng cho số phận của Leningrad khi nó bị bao vây cũng giống như khi Moskva bị quân đội Đức Quốc xã uy hiếp. Ngày 20 tháng 1 năm 1943, khi được tin phòng phong tỏa đã bị phá vỡ, báo chí Canada bình luận: "Bằng việc phá vỡ vòng phong toả, Hồng quân Xô viết lại ghi thêm một trang vinh quang mới cho lịch sử quân đội Nga. Những người bảo vệ Leningrad trải qua mọi khó khăn và thử thách đã đứng vững với ý chí sắt đá. Đó là nét đặc trưng cho toàn bộ cuộc phòng thủ của Nga ngay từ khi bắt đầu chiến tranh".[92]

Ngày 28 tháng 1 năm 1944, khi cuộc phong tỏa gần 900 ngày của quân đội Đức tại Leningrad hoàn toàn bị thất bại, các báo chí Anh đã đăng những bài bình luận nhân sự kiên này trên trang nhất. Đây là một trong những đoạn bình luận đó: "Tất cả các dân tộc tự do và tất cả các dân tộc bị chế độ Hitler nô dịch đều hiểu rõ rằng việc tiêu diệt quân đội Đức ở vùng Leningrad có vai trò quan trọng như thế nào đối với việc làm suy yếu sức mạnh của nước Đức Quốc xã. Leningrad đã tỏ ra là một thành phố anh hùng trong cuộc chiến tranh hiện nay. Trận đánh ở Leningrad gây nhiều nỗi lo âu trong người Đức. Nó làm cho họ cảm thấy rằng họ chỉ là người chủ tạm thời ở Paris, Bruxel, Amsterdam, Warsava, Oslo".[93]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trận_Leningrad http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1941NW... http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1941NW... http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1941NW... http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1942NW... http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1942NW... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/335949/S... http://ww2stats.com/cas_ger_okh_dec41.html http://ww2stats.com/cas_ger_okh_dec42.html http://ww2stats.com/cas_ger_okh_dec43.html http://ww2stats.com/cas_ger_okh_dec44.html